Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

TÓM TẮT QUYỂN CHẾT VÀ TÁI SINH


Soạn dịch: Thích Nguyên Tạng
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
 Tất cả chúng ta ai rồi cũng sẽ chết, tôi đã trãi qua 30 năm của cuộc đời, tôi đã phải chứng kiến nhiều bạn bè, người thân của tôi chết đi. Tôi đã đặt ra một câu hỏi: Liệu khi chết đi họ sẽ như thế nào? Rồi chính mình, mình từ đâu đến và chết rồi mình cũng sẽ đi về đâu. Đó là lý do tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu quyển Chết và Tái sinh. Một số nội dung tóm tắt của quyển sách này như sau:

"Chớ hẹn tuổi già mới học đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh". Sự vô thường già, bệnh chết không hẹn trước với ta, nó sẽ đến với ta bất cứ giờ phút nào. Do đó mỗi người phải tự biết mình chuẩn bị hành trang cho một chuyến đi của mình chắc chắn sẽ xảy ra ở phía trước.
Trong bất kỳ trường hợp nào trạng thái tâm của người hấp hối bao giờ cũng quan trọng trước khi chết. Nếu tâm bị quấy rầy vào thời điểm ấy, làm cho phiền nào phát khởi, chính trạng thái tâm này sẽ tạo ra ác nghiệp và đó là động cơ dẫn dắt người ấy tái sinh vào một cõi bất lợi như tam đồ ác đạo: Địa ngục, ngã quỹ, súc sanh
THÂN TRUNG ẤM
Là thân không có xác thịt, mà lấy tư tưởng làm thân. Sau khi người ấy chết thì thần thức thoát ra khỏi xác thì trụ lại ở thế giới trung gian này từ một đến bảy tuần lễ, rồi sau đó tìm kiếm một nơi thích hợp với nghiệp lực của mình mà đi tái sinh. Nếu trong thời gian này, thân trung ấm chưa tìm thấy một nơi tương ứng với mình để tái sinh thì nó lại chết đi sau mỗi bảy ngày, sau đó thần thức lại chuyển qua một tấm thân trung ấm khác, chu kỳ sinh diệt này cứ lập đi lập lại cho đến khi thần thức đi tái sinh.
Trong thời gian ở lại với cõi trung ấm này, vào những ngày đầu, vong linh không nhận ra mình đã chết, họ quay lại gia đình để gặp những người thân nhưng không ai biết, họ hỏi thăm từng người nhưng không ai trả lời, họ cố gắng sinh hoạt trở lại bình thường như lúc còn sống nhưng không thể được, cho đến khi họ tự phát hiện ra bóng hình không in lên đất, không phản chiếu trên gương, họ mới biết mình đã chết. Từ đây, họ lần lượt nhớ lại những ác nghiệp mà mình đã tạo ra trong đời sống vừa qua. Tất cả những cảnh tượng hạnh phúc hay đau khổ đều hiện ra trước mắt họ như một cuốn phim suốt cuộc đời họ. Nếu vong linh là người từng tạo phước, tu tập tâm linh thì luôn có những cảm giác yên bình, thanh thản và dễ dàng tìm đường tái sinh vào cõi lãnh. Còn nếu những người từng tạo ra ác nghiệp, có đời sống tiêu cực thì luôn đối mặt với những cảnh tượng khổ đau, kinh hoàng sợ hãi, thất vọng và chán chường. Họ lang thang một cách tuyệt vọng trong cõi trung ấm và muốn tìm một thân xác để tái sinh tương ứng với nghiệp lực của họ. Nếu thân trung ấm có tu tập và làm chủ được thần thức của mình thì người ấy chọn lựa cho mình một cảnh giới tốt để tái sinh, tiếp tục tu luyện hoặc hạnh nguyện cứu độ chúng sinh. Trái lại, thì không có một sự chọn lựa nào mà thần thức người đó bị buộc phải thọ sinh vào một cảnh giới nào đó để khế hợp với nghiệp lực của mình, cho dù người ấy có muốn đi hay không.
TÁI SINH
Nếu được tái sinh trở lại cõi người, thần thức của người ấy thấy cha mẹ tương lai của mình đang nằm với nhau. Nếu người ấy tái sinh thành người nam thì phát khởi tâm muốn chiếm hữu người mẹ mà rất ghét người cha. Nếu tái sinh trở thành người nữ thì ngược lại, thần thức người khởi tâm muốn giao hợp với người kia, nhưng lúc ấy họ chỉ thấy bộ phận sinh dục của người kia (nam hay nữ) mà không thể thực hiện được, do đó họ nổi giận, chính cơn giận này đã làm chấm dứt thân trung ấm của họ và thần thức của họ được chuyển qua đời sống kế tiếp, bằng cách nhập vào bào thai của người mẹ và bắt đầu với hình dáng của một con người. Khi ấy tinh cha và huyết mẹ được kết hợp với thần thức của người ấy, họ tự nhiên và dần dần phát triển thành một con người. 
Khi gần đến ngày tái sinh, thần thức của người ấy bị lôi kéo về
nơi tái sinh tương lai, thậm chí nơi ấy là địa ngục. Ví dụ, một người đồ tể nhìn thấy một con cừu, anh ta muốn đuổi bắt và giết chết nó, nhưng lập tức anh ta thấy bóng mờ xuất hiện, nên anh ta giận dữ, cơn giận đã làm kết liễu thân trung ấm của y và thần thức của y rơi vào địa ngục hay súc sinh. 
Sự chuyển tiếp sự sống từ đời này sang đời khác là nghiệp lực. Nghiệp (karma) có một năng lực cá biệt và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo tâm tánh của con người. Nghiệp được hình thành dưới sự tập hợp của tam độc tham, sân, si hay vô minh và ái dục. Chính vô minh (ignorance) và ái dục (desire) là cội rễ của mọi ác nghiệp. Do ác nghiệp này mà khiến cho con người trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi. Để thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử khổ đau này con người phải nổ lực tu tập đoạn diệt cho bằng được cội rễ của vô minh. Khi vô minh bị tận diệt thì ái dục cũng bị tận diệt, ái dục diệt thì sinh, lão, bệnh, tử sầu bi khổ ưu não cũng không còn, và lúc ấy con người mới thật sự thoát khỏi vòng vây của sinh tử luân hồi.

Người ta thường chết sau căn bệnh, nhưng khi bệnh rồi chúng ta rất khó để tu tập. 
Người săn sóc gặp khó khăn nhiều hơn người bệnh. Sức chịu đựng của họ còn nhiều hơn người bệnh. Giúp đỡ một người chống lại bệnh tật là một điều khó khăn thử thách

Dù thân thể này của ai đi nữa thì cũng phải chịu cùng một quy luật sinh diệt

Con người ta sẽ không đánh nhau hay tranh cãi khi họ biết rõ rành tất cả đều sẽ chết. Khi quán về cái chết chúng ta đang bày tỏ lòng từ bi đối với kẻ thù. Chúng ta thấy rằng chúng ta cùng là đồng sự với nhau. Tâm của chúng ta sẽ mềm đi khi ta nhận ra mọi người đều có chung một số phận: Đó là chết

Mọi người đều phải chết
Tuổi thọ của ta đang giảm xuống theo thời gian
Thời gian dùng để tu tập trong đời ta rất ngắn

Chỉ có tu tập mới giúp ta lúc chết
Tài sản và thu vui không thể giúp ta
Người thân của ta cũng không thể giúp ta
Chính cơ thể của ta cũng không thể giúp ta

Chết không phải là hết, mà chỉ là sự thay đổi về hình hài, dòng tâm thức vẫn lưu chuyển cho đến khi người ấy đạt đạo.

Tuổi già là cái mất mát kéo theo những mất mát khát như sức khỏe, tính năng động, nhục dục, cha mẹ, vợ con, tài sản...cái chết vô thường và nghiệp lực là cái đáng sợ hãi của tuổi già.

Chết là một sự thật hiển nhiên mà cuối cùng ai cũng phải đối mặt dù mình có muốn hay không. Đó là một chân lý mà mỗi chúng ta phải ghi nhớ và chấp nhận. Để khi nó đến ta không phải ngạc nhiên, lo âu và sợ hãi.

Vô thường, già bệnh, chết không hẹn trước với ta, tức là cái chết sẽ đến với ta bất cứ giờ phút nào. Một điều quan trọng mà tất cả chúng ta cần phải khác trong lòng là sau khi chết, thần thức (linh hồn) của ta sẽ không mất, nó được lưu chuyển sang một đời sống khác.

Cuộc đời là huyền ảo, vô thường, mọi sự vật hiện tượng sinh rồi diệt, hội họp rồi chia ly, xin đừng quyến luyến nữa, hãy xã bỏ tất cả và ra đi trong thanh thản.

Một người nên làm điều lành và tránh làm điều ác trong suốt cuộc đời của mình. Bởi vì tất cả những nghiệp thiện và nghiệp ác mà mình tạo ra trong suốt cuộc đời này, từ lúc mới sinh ra cho tới khi nhắm mắt lìa cõi đời sẽ là hành trang mà ta sẽ mang theo khi ta trút hơi thở ở kiếp người và chính nó là yếu tố duy nhất quyết định cho địa điểm mà ta sẽ tái sinh dến trong các đời sống vị lai.
 The end